Việt Nam là một những quốc gia có tỷ lệ tai nạn giao thông cao trên thế giới. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ lệ tai nạn giao thông giảm đáng kể do ý thức người tham gia giao thông ngày một tốt hơn, tất cả phần lớn là nhờ vào những phong trào, cùng các chương trình truyền hình tuyên truyền ý thức đảm bảo an toàn giao thông. Tuy nhiên, nhiều người cũng không hiểu rõ chính xác về khái niệm an toàn giao thông. Vậy an toàn giao thông là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau.
Khái niệm an toàn giao thông là gì?
An toàn giao thông là việc đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông không sảy ra bất cứ sự cố hay vấn đề gì liên quan đến bị thương hay tử vong do va chạm giao thông hoặc các yếu tố bên ngoài tác động. An toàn giao thông được áp dụng cho những người tham gia giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy hay đường hàng không.
Hiện nay Việt Nam có gần 58 triệu chiếc xe máy và rất nhiều phương tiện khác đang lưu thông trên đường mỗi ngày. Chính vì vậy, việc đảm bảo an toàn giao thông là một điều hết sức cần thiết và được đặt lên hàng đầu.
Những nguyên nhân gây mất an toàn giao thông là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tai nạn giao thông. Nhưng chúng ta có thể chia ra thành hai nguyên nhân chính như sau:
- Nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu ý thức của người tham gia giao thông. Đó có thể là sử dụng rượu, bia chất kích thích, phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, lấn làn, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, không quan sát trước sau, chở hàng hóa cồng cềnh, không có kỹ năng điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông.
Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân khách quan hầu hết là do sự cố của các phương tiện như hỏng hóc động cơ, cháy nổ hoặc những yếu tố bên ngoài như cơ sở vật chất đường xá xuống cấp, nhiều ổ gà, ổ vịt, ngập nước, thiếu biển cảnh báo nguy hiểm. Thậm chí là chủ ý của người khác như đinh tặc,…
Tuy nhiên, hiện nay thì nguyên nhân chính gây nên tai nạn giao thông vẫn là do sự thiếu ý thức của những người tham gia giao thông. Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ rất lớn, lên đến 95%.
Đảm bảo an toàn giao thông mang đến những lợi ích gì?
Việc đảm bảo an toàn giao thông là trách nhiệm của mọi cá nhân. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, ta có thể thấy tai nạn giao thông 12 tháng của năm 2020 (tính từ ngày 15/12/2019 đến 14/12/2020), toàn quốc xảy ra 14.510 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.700 người, bị thương 10.804 người. Tiếp đó Cục cảnh sát giao thông tại Bộ Công an thống kê cho biết, từ ngày 15-12-2020 đến 14-6-2021, toàn quốc xảy ra 6.340 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.192 người, bị thương 4.475 người. Đây thực sự là những con số rất lớn, cho thấy sự khốc liệt của tai nạn giao thông. Rất nhiều gia đình mất người thân bạn bè vì những sự chủ quan, không cẩn thận và không may mắn với những người tham gia giao thông. Chính vì vậy, đảm bảo an toàn giao thông là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng.
Không những thế, việc đảm bảo an toàn giao thông còn giúp giảm thiệt hại về kinh tế cho gia đình, xã hội như tiền chạy chữa cho những bệnh nhân tai nạn, tiền sửa chữa hay mua mới các phương tiện giao thông…
An toàn giao thông là trách nhiệm của những ai
An toàn giao thông là trách nhiệm, nhiệm vụ của tất cả chúng ta không phải của riêng bất cứ cá nhân hay tổ chức nào. Mỗi chúng ta, ai ai cũng phải có ý thức đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Việc đảm bảo an toàn giao thông sẽ không chỉ đem lại sự an toàn, lợi ích cho cá nhân mình mà còn cho cả cộng đồng. Chính vì vậy mà mọi người phải nâng cao ý thức cũng như các cơ quan chức năng cần phải xử phạt nặng những trường hợp vi phạm an toàn giao thông nhằm răn đe để mọi người ý thức hơn trong việc tham gia giao thông.
Những cách tuyên truyền an toàn giao thông hiệu quả
Để tất cả mọi người đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn giao thông. Chúng ta cần đưa ra những biện pháp như tuyên truyền sử dụng các băng rôn, truyền thanh, các bài phóng sự trên chương trình truyền hình. Cùng với đó những buổi hỏi đáp, trao đổi những giải đáp thắc mắc của những người dân về kiến thức pháp luật cũng như chia sẻ về an toàn giao thông khi lưu thông trên đường. Không chỉ vậy, chúng ta còn phải kết hợp với các nhà trường, truyền đạt về an toàn giao thông cho các thế hệ học sinh. Từ đó nâng cao ý thức xã hội về việc đảm bảo an toàn giao thông.
Mối quan hệ giữa văn hóa giao thông và an toàn giao thông
Văn hóa giao thông là những hành động ứng xử chuẩn mực, gương mẫu chấp hành và tuân thủ luật giao thông khi tham gia lưu thông trên đường. Có thể nói văn hóa giao thông cũng như ý thức khi tham gia giao thông. Nếu bạn có ý thức hay văn hóa tốt thì an toàn giao thông cũng được đảm bảo và tỷ lệ sảy ra tai nạn giao thông cũng giảm đi.
Kết luận
Như vậy, an toàn giao thông là mục tiêu của toàn xã hội, chúng ta hãy chung tay vì một cộng đồng khỏe mạnh và thế hệ tương lai phát triển. Hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông mỗi khi lưu thông trên đường để tai nạn giao thông không còn là nỗi đau của mỗi gia đình nữa.
Xem thêm: