Apple – với biểu tượng “trái táo cắn dở” là một tập đoàn công nghệ hàng đầu trên Thế giới. Họ có cộng đồng người dùng vô cùng lớn, những người sẵn sàng xếp hàng trong nhiều giờ chỉ để sở hữu sớm bất kỳ sản phẩm mới nào của hãng. Mô hình kinh doanh và chiến lược Marketing của Apple vẫn luôn là một hình mẫu được nhiều doanh nghiệp học tập và noi theo. Họ luôn cho rằng đó là ví dụ điển hình cho một hệ thống bán hàng và Marketing thành công.
Vậy những chiến lược Marketing cụ thể của Apple là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua những phân tích dưới đây của iGenZ.
Giới thiệu chung về Apple
Apple là một tập đoàn công nghệ đa quốc gia của Hoa Kì được Steve Jobs, Steve Wozniak và Ronald Wayne thành lập vào tháng 4 năm 1976 với mục đích phát triển và bán máy tính cá nhân. Đến tháng 1 năm 1977 công ty này chính thức được hợp nhất thành Apple Computer, Inc.
Hiện nay Apple có trụ sở chính tại Cupertino, California, Hoa Kì với ngành nghề chính là chuyên thiết kế, phát triển và bán thiết bị điện tử tiêu dùng, phần mềm máy tính và các dịch vụ trực tuyến. Đây là một trong những công ty về công nghệ hàng đầu Hoa Kì cùng với Amazon, Google, Microsoft và Facebook.
Với thị trường phát triển máy tính cá nhân đang phát triển và mở rộng trên toàn thế giới vào những năm 1990. Apple đã thay đổi và nhanh chóng trở lại với chiến dịch Think different, xây dựng lại vị thế của mình với sản phẩm iMac được ra mắt năm 1998, cùng với đó là mở chuỗi cửa hàng bán lẻ Apple Store vào năm 2001. Đến năm 2007, công ty được đổi tên lần nữa thành Apple Inc.
Tổng doanh thu hàng năm của Apple trên toàn thế giới năm 2020 đạt 274,5 tỷ USD trở thành công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là một trong những công ty giá trị nhất thế giới. Tháng 8 năm 2018, Apple là công ty được định giá trên 1000 tỷ đô và tháng 8 năm 2020 công ty này đã trở thành công ty đầu tiên trên thế giới trị giá 2000 tỷ đô la Mỹ.
Jeff Williams (COO)
Phân tích chiến lược marketing của Apple
Chiến lược marketing Mix của Apple
1. Products – Sản phẩm
Các dòng sản phẩm của Apple ngày một đa dạng và hướng đến phân khúc cao cấp, tạo cảm giác được sở hữu cho khách hàng:
- Iphone
- iPad
- iPod
- Macbook
- Apple Watch
- Apple TV
- Dịch vụ điện toán đám mây
- Nội dung kỹ thuật số
- Phụ kiện
- Phần mềm/ứng dụng
Gã khổng lồ công nghệ cho thấy tham vọng của mình với kế hoạch phát triển hơn nữa các dòng sản phẩm. Theo báo cáo, doanh số bán máy tính của Apple đã giảm trong vài năm gần đây và iPhone vẫn là sản phẩm cốt lõi của hãng.
Qua chiến hiến lược sản phẩm trong 4P Marketing của Apple cho thấy công ty đã và đang thâm nhập vào các lĩnh vực mới. Với bốn nền tảng phần mềm – iOS, macOS, watchOS và tvOS đã cung cấp một trải nghiệm liền mạch trên tất cả các thiết bị của Apple. Hãng cung cấp quyền cho khách hàng các dịch vụ mang tính đột phá như: App Store, Apple Music, Apple Pay và iCloud. Gần đây, Apple đã công bố mua lại ứng dụng âm nhạc phổ hiến và được đánh giá cao – Shazam. Các chiến lược của Apple cho thấy họ không ngừng nỗ lực để tạo ra trải nghiệm an toàn và hấp dẫn cao cho người dùng.
Chiến lược marketing cho sản phẩm của hãng phản ánh sự phát triển không ngừng của Apple. Từ một doanh nghiệp công nghệ máy tính sau những cố gắng trở thành một bá chủ “thung lũng Silicon” và cả thế giới.
2. Prices – Giá cả
Apple luôn xây dựng cho mình hình ảnh một thương hiệu cao cấp, sang trọng. Các sản phẩm giá rẻ chưa bao giờ nằm trong chiến lược của hãng.
Trong 4P Marketing, Apple định giá theo 2 cách:
- Chiến lược giá đặc biệt
- Chiến lược giá miễn phí
Chiến lược giá đặc biệt biểu hiện qua việc cung cấp sản phẩm cao cấp có giá thành lớn. Điều này giúp Apple tối đa tỷ suất lợi nhuận mặc dù có nhiều nhận xét giá cao như vậy là một điểm yếu của sản phẩm. Tuy nhiên, Apple vẫn sử dụng chiến lược giá đặc biệt kết hợp với thương hiệu cao cấp để chinh phục khách hàng.
Ngoài ra, công ty cũng triển khai chiến lược giá “miễn phí”. Trong trường hợp này, một số sản phẩm của Apple Inc. là miễn phí, nhưng khách hàng cần phải trả thêm tiền nếu muốn sử dụng các tính năng nâng cao hơn.
Ví dụ: Apple cung cấp dung lượng iCloud 5GB miễn phí . Tuy nhiên, nếu khách hàng muốn bổ sung thêm dung lượng, họ phải trả thêm phí định kỳ.
Có thể nói, cả 2 chiến lược về giá của Apple đều phù hợp với định hướng thương hiệu cao cấp và các nỗ lực phát triển, nâng cao trải nghiệm người dùng. Đây cũng là điều rất quan trọng để duy trì hình ảnh và đúng với những gì mà chiến lược marketing của Apple đã đề ra.
3. Place – Phân phối
Trong chiến lược Marketing mix của Apple, Place là yếu tố vô cùng quan trọng. Qua đó ta có thể thấy được địa điểm bán và phân phối các sản phẩm của công ty. Apple đã lựa chọn các kênh phân phối sau:
- Trang web của Apple
- Bán lẻ trực tuyến từ các trang web và các nhà bán lẻ điện tử khác
- Đại lý công ty
- Cửa hàng Apple
- Cửa hàng bán lẻ điện tử địa phương
Về yếu tố Place (Phân phối/địa điểm) trong chiến lược marketing mix của Apple, hãng đã sử dụng đa dạng kênh phân phối để tiếp cận khách hàng. Thương hiệu “trái táo cắn dở” có các cửa hàng bán lẻ của riêng mình đến các kênh trực tuyến và ngoại tuyến.
Khách hàng có thể mua sản phẩm thông qua trang web của hãng hay các cửa hàng trực tuyến khác. Các ứng dụng, nhạc, phim và nội dung kỹ thuật số khác có sẵn thông qua: App Store và iTunes Store. Chiến lược 4P Marketing của thương hiệu bao gồm các kênh phân phối trực tuyến đã giúp Apple tối ưu hóa khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, Apple Inc. phân phối sản phẩm cho những người bán được ủy quyền. Apple có một mạng lưới các nhà phân phối trên khắp thế giới, những nhà phân phối này còn được gọi là đại lý của hãng.
Hơn nữa, Apple có thỏa thuận với các công ty viễn thông (VD: Verizon, AT&T và Sprint…) rằng họ sẽ cung cấp các sản phẩm iPhone được tích hợp một số gói dịch vụ viễn thông của họ cho khách hàng ở vùng/khu vực đó. Do vậy, chiến lược marketing mix của Apple mang tính toàn diện, tối ưu trong việc tận dụng các kênh phân phối.
4. Promotion – Xúc tiến
Apple thực hiện chiến lược quảng bá thương hiệu, sản phẩm theo nhiều hình thức khách nhau. Nhưng khi thực hiện những chiến dịch truyền thông cụ thể, Apple luôn muốn định vị cho mình hình ảnh một thương hiệu cao cấp và sản phẩm chất lượng, tầm cỡ.
Các chiến lược truyền thông Apple sử dụng trong kế hoạch Marketing mix:
- Quảng cáo
- Bán hàng cá nhân
- Khuyến mại
- Quan hệ công chúng
Ngoài việc thực hiện một quy trình Marketing mix 4P đúng đắn, chiến lược Marketing của Apple rất độc đáo thể hiện qua những điểm sau:
Định nghĩa khác đi về quảng cáo
Chúng ta đã quá quen thuộc với các hình thức chạy quảng cáo PPC, Google hay Facebook. Bởi “người người nhà nhà” đều sử dụng nó để tăng doanh thu bán hàng. Nhưng chiến lược marketing của Apple lại dựa vào 02 yếu tố khác biệt hoàn toàn:
- Vị thế sản phẩm
- Tiếng vang
Apple tạo ra vị trí sản phẩm: vị thế của một sản phẩm đẳng cấp, sang trọng (đặc biệt là với những người nổi tiếng hoặc trong các chương trình nổi tiếng) và tiếng vang ấy được tạo ra bởi phản hồi tích cực trên phương tiện truyền thông.
Khi được hỏi về quảng cáo cho Iphone, người giám đốc Marketing trên toàn thế giới của Apple – Schiller đã nói rằng họ không chi trả bất cứ khoản nào cho quảng cáo trong suốt giai đoạn sản phẩm được ra mắt giai đoạn 2007.
Cạnh tranh về giá không phải lựa chọn thông minh
Một số doanh nghiệp thường bị “sa lầy” vào cuộc đua về giá cả, họ tin rằng cần phải cạnh tranh về gá nhưng đó là sai lầm. Thực tế chứng minh, chạy theo cuộc đua về giá gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp và Apple hiểu hõ điều này, họ không bao giờ nao núng trước nó.
Trong chiến lược marketing của Apple họ tập trung vào đề xuất giá trị thay vì là giá. Họ nhấn mạnh giá trị trong sản phẩm của mình và tập trung vào đó. Điều đó mang lại sự cạnh tranh rất lớn và giúp Apple luôn có đáp án thuyết phục cho câu hỏi từ phía khách hàng:
“Vì sao tôi lựa chọn bạn mà không phải đối thủ cạnh tranh?”
Apple luôn kiên định với cách định giá riêng của mình cho dù nó cao hơn nhiều lần so với đối thủ chính bởi họ tập trung tạo ra giá trị độc đáo của mình.
Hãy tối giản
Phức tạp thì dễ…nản lòng. Apple hiểu rằng, nếu sản phẩm quá phức tạp sẽ khiến người tiêu dùng có cảm giác bối rối. Vì thế, Apple luôn tối giản hoá những sản phẩm của mình nhưng vẫn đảm bảo được chức năng. Hãng cũng trang bị những tính năng như hướng dẫn sử dụng, giải đáp thắc mắc, gỡ rối nếu người dùng gặp khó khăn.
Apple cũng đơn giản hoá ngôn ngữ, họ không sử dụng những từ ngữ chuyên ngành hay thuật ngữ công nghệ. Thay vào đó, là những từ ngữ đơn giản, trực tiếp và dễ hiểu nhất cho khách hàng.
Chúng ta có thể nhận thấy chiến lược tối giản của Apple ngay trong những sản phẩm của họ. Các sản phẩm sử dụng cách phối màu hay thiết kế hết sức tối giản, tên gọi ngắn gọn, dễ nhớ… đã tạo nên sức hút lớn trên toàn thế giới.
“High tech without high tech terms“ (Công nghệ cao nhưng không dùng thuật ngữ công nghệ cao). Đây chính là chiến lược marketing đơn giản nhưng hiệu quả của Apple, việc nắm được tâm lý người tiêu dùng giúp hãng tiếp cận dễ dàng hơn các nhóm khách hàng khác nhau.
Tạo một ngôn ngữ kết nối riêng với người dùng
Khi bạn truy cập vào trang web của Apple, hãng không để những thông tin về tính năng hay mô tả chi tiết về sản phẩm lên đầu. Trước tiên, khi bạn truy cập và trang web Apple sẽ phải cuộn qua các hình ảnh đẹp và những từ ngữ ngắn gọn, đơn giản về lợi ích của sản phẩm.
Hơn nữa, khách hàng truy cập cũng không bắt bắt gặp những từ ngữ chuyên ngành khó hiểu như Megabyte hay Gigahert. Thay vào đó, họ thấy những cụm từ dễ hiểu hơn: “góc cạnh có kính cường lực”, “ màn hình có đèn Led”…
Chiến lược Marketing của Apple đã thực sự nắm bắt được tâm lý của khách hàng. Họ xây dựng thành công ngôn ngữ riêng khiến khách hàng cảm thấy thoải mái.
Ví dụ:
- Với Apple, iPod không đơn giản chỉ là một “thiết bị nghe và lưu trữ nhạc” – nó giúp bạn tích trữ hàng giờ nghe nhạc trong túi mình.
- Với Apple, iPhone không chỉ là “ một chiếc điện thoại smartphone“ – mà nó còn là tích hợp của một chiếc máy tính.
- Với Apple, iMac không đơn giản chỉ là “một chiếc máy tính “ – nó đem đến trải nghiệm dùng máy tính của bạn thoải mái và dễ chịu hơn.
Ưu tiên cho trải nghiệm khách hàng
Ở một số hãng công nghệ khác, chỉ một thời gian ngắn sau khi ra mắt, sản phẩm đó có thể không được hãng hỗ trợ cập nhật nữa. Nhưng Apple không bao giờ bỏ rơi những sản phẩm cũ của mình, hãng vẫn luôn cố gắng cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm cũ, với mục tiêu đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Đó là lý do khiến cho các dòng sản phẩm dù cũ của Apple vẫn luôn được săn đón.
Chiến dịch marketing của Apple thành công khi luôn tập trung tối ưu trải nghiệm khách hàng. Có lẽ bạn cũng đã biết, chỉ gõ bằng cách từ khoá “đập hộp Iphone” bạn sẽ thấy rất nhiều người đã tạo ra hàng nghìn, hàng triệu video “đập hộp” một sản phẩm mới mua từ Apple. Và điều này tiếp tục diễn ra và gia tăng phổ biến khắp toàn cầu.
Tại sao việc này lại xảy ra? Đó là do hãng “táo khuyết” đã xây dựng trải nghiệm khách hàng quá tuyệt vời. Họ thậm chí còn không cần đổ tiền quá nhiều vào những chiến lược Marketing, bởi vị thị trường người tiêu dùng của họ đã làm điều này.
Theo thống kê, mỗi khách hàng đến Apple Strore đều có những trải nghiệm tuyệt vời và đa số đều bước ra khỏi đó với việc mua một sản phẩm mới.
Đại diện cho điều gì đó
Trong chiến lược marketing của doanh nghiệp, việc xây dựng hình ảnh thương hiệu là mục tiêu cốt lõi. Từ hình ảnh thương hiệu ấy, khách hàng sẽ có những “định nghĩa” riêng về bạn, nhận diện sự khác biệt của bạn so với các đối thủ cạnh tranh.
Vậy khi nhắc đến những sản phẩm tới từ Apple, bạn nghĩ đến những điều gì?
Apple luôn xây dựng hình ảnh cho thương hiệu và sản phẩm của mình sự đẳng cấp, sang trọng thậm chí là “hoàn hảo”. Do đó, các chiến lược marketing của Apple luôn nhất quán và chứng tỏ với các khách hàng mục tiêu sự đáng tin cậy. Khách hàng có thể đặt niềm tin tuyệt đối vào các sản phẩm của Apple.
Chiến lược xây dựng cộng đồng người dùng
Trong suốt những năm hình thành và phát triển, Apple đã rất nỗ lực trong việc xây dựng nên một cộng đồng người tiêu dùng hùng mạnh. Ở bất cứ nơi nào trên thế giới chúng ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh người hàng dài xếp mua sản phẩm mới từ Apple.
Chiến lược Marketing của Apple đã giúp hãng tạo dựng được cộng đồng người tiêu dùng thân thiện, tích cực, vui vẻ. Apple luôn biết cách khiến cho mọi khách hàng đều muốn gắn bó với cộng đồng đó.
Kết luận
Apple – “Gã công nghệ khổng lồ” đã cho cả thế giới thấy chủ nghĩa hoàn hảo thông qua hình ảnh thương hiệu, sản phẩm mà hãng đã tạo ra. Chiến lược Marketing của Apple hướng đến mục tiêu chất lượng sản phẩm là trên hết. Dù hãng có quảng cáo rầm rộ hay không thì những con số về lượng bán cùng lợi nhuận vẫn luôn rất ấn tượng. Apple đã luôn giữ được vị thế là hãng công nghệ hàng đầu trên thế giới bởi chiến lược Marketing khôn ngoan và thấu hiểu khách hàng.
Xem thêm
- Phân tích chiến lược Marketing của VinFast – Giấc mơ xe hơi của người Việt
- Phân tích chiến lược marketing của Phúc Long Coffee & Tea
- Chiến lược marketing của Vietravel – Thương hiệu du lịch hàng đầu Việt Nam
- Phân tích chiến lược marketing của MB Bank
- Phân tích chiến lược marketing của Vinamilk – Ông vua ngành Sữa Việt Nam