Dù mới chỉ gia nhập thị trường Việt Nam vào tháng 8 năm 2016. Shopee đã nhanh chóng bỏ xa các trang thương mại điện tử hàng đầu như Lazada, Tiki, Sendo,… và trở thành trang thương mại điện tử đứng đầu Việt Nam với hơn 77 triệu lượt truy cập web mỗi tháng. Để đạt được sự thành công này, phần lớn nhờ vào những chiến lược marketing hấp dẫn và hiệu quả. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu và phân tích chiến lược marketing của Shopee qua bài viết dưới đây.
Giới thiệu tổng quan về Shopee
Shopee là một ứng dụng mua sắm trực tuyến và sàn giao dịch điện tử được thành lập bởi Forrest Li vào năm 2009 thuộc sở hữu của Sea Ltd (trước đây là Garena).
Năm 2015, Shopee được ra mắt lần đầu tại Singapore với định hướng là sàn thương mại điện tử phát triển chủ yếu trên các thiết bị di động và hoạt động giống như một mạng xã hội để phụ vụ các nhu cầu mua bán mọi nơi mọi lúc của người dùng. Shopee tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận và hỗ trợ về khâu thanh toán và là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến trở nên dễ dàng và an toàn hơn cho cả hai bên mua lẫn bên bán.
Shopee chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào tháng 08 năm 2016 với mô hình ban đầu là C2C Marketplace (Cá nhân đến Cá nhân). Cho đến hiện nay mô hình của Shopee Việt Nam đã trở thành mô hình lai khi có thêm hình thức B2C ( Doanh nghiệp đến Cá nhân). Khi buôn bán trên sàn, Shopee tính phí của người bán trên hoa hồng và phí đăng bán sản phẩm.
Đến năm 2017, Shopee ghi nhận 80 triệu lượt tải ứng dụng, trong đó có hơn 5 triệu lượt tải tại thị trường Việt Nam. Sàn làm việc với hơn bốn triệu nhà cung cấp với hơn 180 triệu sản phẩm. Cũng trong quý 4 năm 2017, tổng giá trị hàng hóa của Shopee được báo cáo đạt 1,6 tỷ đô la Mỹ, tăng 206% so với năm trước.
Năm 2018, tổng doanh thu (GMV) của Shopee chạm ngưỡng 10 tỷ USD với hơn 600 triệu giao dịch tại sàn.

Phân tích chiến lược marketing 7p của Shopee
Chiến lược marketing của Shopee về sản phẩm – Product
Ngay từ lúc mới thành lập, Shopee đã luôn luôn tập chung vào các hoạt động nghiên cứu, cải thiện và phát triển các sản phẩm của mình để phù hợp hơn với từng thị trường, khách hàng. Cụ thể:
- Ban đầu, shopee chỉ có phiên bản hoạt động trên ứng dụng di động, hiện nay Sàn đã phát triển thêm phiên bản website trên máy tính để người dùng có thể thuận tiện hơn trong việc buôn bán của mình.
- Shopee thiết kế website của mình trở thành một trang web đa ngôn ngữ, từ đó người dùng tại nhiều thị trường, quốc gia có thể thuận lợi mua bán trên sàn thương mại điện tử này.
- Thiết kế website theo hướng tối ưu hóa trải nghiệm người dùng đơn giản và thuận tiện.
- Ra mắt thêm nhiều tính năng quan trọng hỗ trợ người bán quản lí và phân tích hoạt động kinh doanh của mình.
Tương tự các sàn thương mại điện tử khác như lazada, Tiki hay Sendo có các gian hàng chính hãng như Lazada Mall hay Tiki Trading. Shopee cũng ra mắt gian hàng đặc biệt Shopee Mall, tại đây cung cấp rất nhiều sản phẩm công nghệ, điện tử chính hãng đến từ các thương hiệu lớn như Samsung, Xiaomi, Oppo,… Giúp khách hàng tin tưởng và yên tâm hơn đối với các sản phẩm được bán trên sàn thương mại điện tử này.
Không chỉ dùng lại ở đó, hai tính năng Shopee Live và Shopee Chat được sàn thương mại điện tử này phát triển nhằm giúp cho khách hàng có thêm những công cụ hỗ trợ tăng doanh số bán hàng rất hiệu quả.

Đặc biệt vào quý I/2020, Shopee cho ra mắt Shopee Feed cung cấp các tính năng mang tính xã hội cho người dùng như tạo nội dung để tương tác với bạn bè, người mua hàng và người bán hàng trên ứng dụng mua sắm Shopee. Nhờ Shopee Feed, Shopee đã ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu hoàn thiện hóa sàn thương mại điện tử của mình, không chỉ là một ứng dụng mua sắm online, Shopee còn là một mạng xã hội – nơi người mua, người bán và cả những đại sứ thương hiệu được kết nối, tương tác.

Chiến lược marketing của Shopee về giá – Price
Hiện nay, thị trường thương mại điện tử là một thị trường có độ cạnh tranh rất khốc liệt. Chính vì vậy, để có thể tồn tại trên thị trường này, Shopee đã áp dụng chiến lược giá cạnh tranh bên cạnh đó là việc cung cấp tới khách hàng một nền tảng thông minh, dễ sử dụng và phù hợp với hành vi, thói quen của họ.
Shopee khuyến khích các chủ hộ kinh doanh hợp tác với mình bằng những mức giá ưu đãi nhất khi lựa chọn trở thành thành viên của hãng. Ngoài ra, việc giúp đỡ về giá ship, các code freeship để gia tăng sức mua của khách hàng khi dùng Shopee của mình cũng là một điều được rất nhiều người ưa chuộng.
Chiến lược marketing của Shopee về địa điểm – Place
Shopee đã nhận thấy rằng có một số vấn đề ở hệ thống vận chuyển đó chính là chi phí. Đây là một rào cản rất lớn ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của của cả người bán và người tiêu dùng nhất là đối với những địa điểm có vị trí địa lí xa và không có kho của Shopee tại đó.
Cụ thể như sau, trong phân tích của mình, hàng nằm sẵn ở kho của website sẽ thuận lợi hơn trong việc vận chuyển cho khách hàng nhưng lại là vấn đề lớn cho người bán. Người bán muốn giao hàng nhanh hơn phải đưa sản phẩm của mình đến mọi kho ở nhiều nơi, và thời gian giao hàng sẽ chậm hơn rất nhiều và quãng đường xa cũng sẽ làm gia tăng thêm chi phí vận chuyển. Chính vì vậy để cho người bán chủ động hoàn toàn trong việc hoàn thiện đơn hàng thay vì phụ thuộc vào các kho của website sẽ là cách tối ưu chi phí cho người bán và cả khách hàng.”
Chính vì vậy, Shopee đã đưa ra phương án giải quyết đó chính là hợp tác với các đơn vị vận chuyển cả quốc tế và nội địa. Cụ thể tính đến hết năm 2019, Shopee đã hợp tác với 7 đối tác vận chuyển bao gồm Vietnam Post, Viettel Post, Giao hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm, giao hàng chuẩn, J&T express và Grab Express.
Chiến lược marketing của Shopee về xúc tiến – Promotion
Quảng cáo
Shopee đã tận dụng rất hiệu quả các kênh truyền thông, nền tảng mạng xã hội để quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình. Đặc biệt những chiến dịch TVC “bắt trend” là một trong những chiến lược marketing rất hiệu quả của sàn thương mại điện tử này. Điển hình, không thể không nhắc đến chiến dịch “Baby Shark” nổi tiếng đã làm mưa làm gió một thời không chỉ tại Việt Nam mà còn lan rộng ra các nước Đông Nam Á và thế giới.
Tiếp theo đó, sàn thương mại điện tử này cũng rất chịu chi và bỏ ra rất nhiều tiền để thuê các Influencer. Shopee đã mời rất nhiều nhân vật nổi tiếng có lượng fan khủng trong giới giải trí. Trong đó có các nhân vật như: Bảo Anh, Sơn tùng MTP, và cả nhóm nhạc nổi tiếng Hàn Quốc là BLACKPINK để làm gương mặt đại diện cho mình trong các chiến dịch quảng bá sản phẩm và thương hiệu.

Ngoài màn hình kỹ thuật số, bạn có thể đã thấy quảng cáo của Shopee dưới dạng phương tiện in hoặc dưới dạng trải nghiệm quảng cáo phong phú lớn. Shopee cũng sử dụng sự chứng thực của người nổi tiếng trên banner, áp phích, bảng quảng cáo trên xe buýt, taxi, tàu hỏa.

Khuyến mãi
Shopee đã thu hút và kích cầu người tiêu dùng bằng việc tung ra rất nhiều chương trình khuyến mãi, khuyến khích khách hàng mua hàng với số lượng lớn như các chương trình Flash Sale được tổ chức vào các mốc thời gian phù hợp như 10/10, 11/11, 12/12… hay ngày 15 hàng tháng – đây là những thời điểm tốt nhất để khuyến khích mua hàng, vì người tiêu dùng có xu hướng mua sắm sau khi nhận lương. Kết hợp với đó là những chiến dịch giảm chi phí vận chuyển bằng cách săn mã vận chuyển 0đ, góp phần kích thích hành vi mua hàng nhiều hơn.

Kết luận
Như vậy, trên đây là những phân tích chiến lược marketing của Shopee, có thể thấy nhờ tư duy nhạy bén và những chiến lược marketing hấp dẫn cuẩ mình. Shopee đã tiến nhanh và trở thành sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Xem thêm:
- Chiến lược marketing của Heineken có gì đặc biệt?
- Chiến lược Marketing của Vietnam Airlines – Khẳng định “đẳng cấp” thương hiệu
- Chiến lược Marketing của Viettel – Thương hiệu Việt vươn tầm Thế giới
- Phân tích chiến lược marketing của Phúc Long Coffee & Tea
- Phân tích chiến lược marketing của Vinamilk – Ông vua ngành Sữa Việt Nam
- Chiến lược marketing của Vietravel – Thương hiệu du lịch hàng đầu Việt Nam
Phần mềm quảng cáo Shopee – ATOSA Shopee Ads là giải pháp phần mềm hỗ trợ Marketing trên sàn thương mại điện tử Shopee. ATOSA sẽ giúp các Seller nghiên cứu thị trường, phân tích sản phẩm, lựa chọn được những sản phẩm bán hàng hiệu quả trên sàn Shopee. Bên cạnh đó ATOSA sẽ giúp khách hàng triển khai các chiến dịch Marketing hiệu quả, tối ưu quảng cáo Shopee Ads giúp tiết kiệm chi phí, thu hút khách hàng tiềm năng, gia tăng chuyển đổi, bùng nổ doanh thu.