Chiến lược marketing của Starbucks tại Việt Nam là một trong những keyword được người dùng tìm kiếm nhiều nhất trên Google. Điều này chứng tỏ thương hiệu cà phê số 1 thế giới Starbucks luôn là một cái tên rất “hot” trong ngành F&B, cả về độ phủ sóng, lẫn chiến lược và định hướng phát triển của chuỗi cà phê này. Vậy Starbucks đã thực hiện những chiến lược marketing gì để đạt được thành công như vậy? Hãy cùng iGenZ tìm hiểu qua bài phân tích dưới đây.
Giới thiệu chung về thương hiệu cà phê số 1 thế giới Starbucks

Lịch sử hình thành của Starbucks
Quán cà phê mang thương hiệu Starbucks đầu tiên được thành lập tại số 2000, đường Western Avenue, Washington vào ngày 30/3/1971 bởi 3 thành viên: Jerry Baldwin, Zev Siegl và Gordon Bowker. Starbucks khi đó chỉ là một tiệm nhỏ chuyên bán các loại cà phê hảo hạng và thiết bị xay cà phê.
Sự phát triển của thương hiệu cà phê số 1 thế giới Starbucks
Chuỗi cà phê Starbucks gây ấn tượng với logo hình “cô tiên xanh” phủ khắp toàn thế giới. Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, đến thời điểm hiện tại Starbucks là thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới. Sở hữu hơn 40.000 cửa hàng, có mặt tại 77 quốc gia.
Năm 2013, thương hiệu cà phê Starbucks có mặt tại Việt Nam và trở thành một hiện tượng của giới trẻ lúc đó. Hiện Starbucks phục vụ hơn 40 triệu khách mỗi tuần và bán ra 4 tỷ cốc cà phê mỗi năm. Thương hiệu cà phê Starbucks không có chính sách nhượng quyền thương hiệu và cũng không có ý định thực hiện điều này trong tương lai.
Phân tích chiến lược marketing của Starbucks
Theo một nghiên cứu mới nhất về các thương hiệu đồ uống nổi tiếng hiện nay. Yếu tố USP của Starbucks được đánh giá cao khi xét về khía cạnh chất lượng và độ đa dạng của sản phẩm mà thương hiệu cung cấp. Điểm giúp cho thương hiệu cà phê số 1 thế giới trở nên khác biệt so với các hãng đồ uống tại thời điểm nó xuất hiện. Chính là việc sử dụng tốt các yếu tố marketing mix từ rất sớm.
Starbucks đã áp dụng marketing mix vào chiến lược marketing của thương hiệu, cụ thể là mô hình 4P để phân tích và đánh giá 4 hạng mục chính bao gồm: sản phẩm (Product), giá (Price), phân phối (Place), xúc tiến bán (Promotion).
Product – Chiến lược về sản phẩm
1. Danh mục sản phẩm/đồ uống của Starbucks
- Cà phê
- Trà
- Đồ nướng
- Frappuccino
- Sinh tố
- Các loại đồ uống khác
- Một số mặt hàng khác như: bình giữ nhiệt, ly giữ nhiệt, cốc sứ,…
Có thể thấy, Starbucks luôn tìm cách đổi mới sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Các loại cà phê do Starbucks cung cấp được chia thành những nhóm phân khúc khác nhau. Để có thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới.

2. Chiến lược về sản phẩm – giá trị cốt lõi của Starbucks
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về nhu cầu, Starbucks đã rút ra được những tiêu chí khác nhau về cà phê mà họ đang cung cấp:
- Dựa trên loại hạt cà phê: cà phê nguyên hạt và cà phê rang xay
- Dựa trên mức độ rang: rang sơ, rang vừa và rang kỹ
- Dựa trên mức độ caffeine: cà phê thường và cà phê decaf (đã được loại bỏ caffeine)
- Dựa trên mùi vị: cà phê có vị và cà phê không vị
Sản phẩm chính là giá trị cốt lõi của Starbucks. Vì thế, hãng rất chú trọng đến khâu nghiên cứu để tìm ra loại hạt cà phê thơm – ngon – chuẩn vị nhất. Với từng giai đoạn cụ thể, Starbucks luôn có những sự đổi mới trong menu, cho ra mắt các sản phẩm phiên bản giới hạn,…tạo độ khan hiếm, thu hút và giữ chân nhiều khách hàng hơn. Thương hiệu cà phê số 1 thế giới còn quan tâm đến văn hóa từng vùng miền, từng quốc gia. Để có chiến lược ra mắt sản phẩm phù hợp.

Price – Chiến lược định giá của Starbucks
Trong chiến lược marketing của Starbucks, thương hiệu sử dụng chiến lược định giá cao cấp, tập trung vào tệp khách hàng tầm trung trở lên. Chiến lược định giá này tác động trực tiếp đến chiến lược cạnh tranh chung của Starbucks. Trong việc giúp hãng cà phê số 1 thế giới duy trì hình ảnh thương hiệu cao cấp của mình.
Để tối ưu hóa lợi nhuận, Starbucks đã sử dụng chiêu thức “upsize”. Đưa ra mức giá hấp dẫn hướng khách hàng lựa chọn cỡ cốc đồ uống to hơn. Tuy nhiên, Starbucks vẫn đánh vào giá trị cốt lõi là sản phẩm tốt đi kèm giá thành cao. Chính vì vậy, chuỗi cà phê số 1 thế giới vẫn giữ vững được hình ảnh của một thương hiệu đồ uống cao cấp đi kèm chất lượng.
Place – Yếu tố phân phối được “sử dụng” như thế nào trong chiến lược marketing của Starbucks
Hiểu được thói quen sử dụng cà phê thường xuyên của dân văn phòng. Starbucks đã nhanh chóng liên kết với các công ty để đặt cửa hàng trong tòa nhà làm việc của họ. Điều tương tự cũng được thực hiện tại các cửa hàng tiện lợi, khách sạn cao cấp và sân bay – đều là những nơi có nhiều người qua lại. Nhờ đó, Starbucks mở rộng thị phần một cách nhanh chóng mặt.
Hiện nay, Starbucks có mặt tại hơn 40.000 cửa hàng lớn – nhỏ. Trở thành thương hiệu số 1 trong thị trường cà phê – đồ uống cao cấp. Starbucks phân phối sản phẩm trực tiếp tại các tiệm cà phê, kết hợp hình thức phân phối trung gian qua ứng dụng đặt hàng trực tuyến và các nhà bán lẻ.
Tại Việt Nam, Starbucks được đặt tại các cửa hàng có thiết kế sang trọng và vị trí đắc địa. Cụ thể, trong trung tâm thương mại hoặc các con đường tập trung đông đúc người qua lại. Đánh đúng khách hàng mục tiêu tầm trung trở lên.
Ngoài ra, thương hiệu cà phê số 1 thế giới Starbucks rất chu đáo trong việc kết nối và chăm sóc khách hàng của mình. Minh chứng là hãng đã đưa ra rất nhiều ưu đãi vào ngày sinh nhật, khách hàng có thẻ thành viên. Nhằm xây dựng – gắn kết khối khách hàng thân thiết.

Promotion – Chiến lược xúc tiến hỗn hợp “khác biệt” của Starbucks
1. Các hình thức xúc tiến bán của Starbucks
Trong chiến lược xúc tiến hỗn hợp của mình, Starbucks đã sử dụng các hình thức sau:
- Truyền miệng
- Quảng cáo
- Chương trình khuyến mãi
- Quan hệ công chúng
2. Starbucks đã triển khai các hình thức xúc tiến hỗn hợp ra sao?
Nếu để so sánh việc đầu tư vào làm truyền thông so với những thương hiệu khác trong ngành F&B. Thì độ chịu chi của Starbucks có phần “khiêm tốn” hơn. Starbucks tập trung nhiều vào mặt bằng cửa hàng và sản phẩm của mình hơn là chạy quảng cáo. Họ PR tên tuổi của thương hiệu thông qua các sự kiện khai trương cửa hàng, ra mắt sản phẩm mới. Ngoài ra, Starbucks còn cho ra mắt các mặt hàng như: bình giữ nhiệt, cốc giữ nhiệt,…phiên bản giới hạn với thiết kế “đậm chất thương hiệu”.
Starbucks biết vị trí của thương hiệu trên thị trường, nên chỉ tập trung vào các kênh marketing truyền thống. Sử dụng Gift Card một cách cực kỳ khôn khéo trong chiến lược PR của thương hiệu, đã thu hút được một lượng lớn khách hàng mới. Bằng cách này, khách hàng cũ trở thành người gián tiếp quảng cáo thương hiệu cho người thân, bạn bè của họ. Bên cạnh đó, Starbucks còn tung ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cho thẻ thành viên.
Thay vì chiến lược marketing “đặc trưng” của Starbucks bằng việc cố tình “viết sai tên”. Thương hiệu cà phê số 1 thế giới “cô tiên xanh” đã dùng những tờ giấy để dán vào cốc. Chiêu thức này đã một lần nữa tạo nên hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ. Khi chính khách hàng là những người chia sẻ cảm nghĩ về sự thay đổi này. Hiệu quả của chiến lược kinh doanh đã lan rộng đến toàn thế giới.
Tạm kết
Chiến lược marketing của Starbucks chính là một minh chứng cho sự kết hợp – áp dụng thành công marketing mix theo mô hình 4P. Trong chiến lược marketing của mình, Starbucks biết cách biến những thứ đơn giản nhất để đem lại hiệu quả cao nhất – hướng đi chắc chắn và lâu dài. Cùng với sản phẩm – dịch vụ tốt, Starbucks đã khẳng định vị trí số 1 trên thị trường kinh doanh cà phê – đồ uống cao cấp mặc dù không PR rầm rộ.
Hy vọng với những nội dung được chia sẻ trong bài viết, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến lược marketing “đơn giản” mà “chất” của thương hiệu. Và vì sao Starbucks là chuỗi cà phê – đồ uống được yêu thích hàng đầu thế giới.
Đọc thêm:
- Phân tích chiến lược marketing của Vinamilk – Ông vua ngành Sữa Việt Nam
- Phân tích chiến lược Marketing của VinFast – Giấc mơ xe hơi của người Việt
- Phân tích chiến lược marketing của Phúc Long Coffee & Tea
- Chiến lược marketing của Vietravel – Thương hiệu du lịch hàng đầu Việt Nam
- Phân tích chiến lược marketing của MB Bank