Trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của internet. Thương mại điện tử đang trở thành một hình thức kinh doanh tiềm năng làm thay đổi lối tư duy tiếp thị và mua bán truyền thống. Tại Việt Nam, thương mại điện tử đang dần bùng nổ và phát triển mạnh mẽ. Nắm bắt xu hướng đó, rất nhiều doanh nghiệp trong nước đã và đang chi ra rất nhiều tiền để phát triển cho mình những trang web thương mại điện tử với rất nhiều lĩnh vực. Điển hình có thể kể đến một số cái tên nổi bật nhất hiện nay như Shopee, Tiki, Lazada,…
Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam đó chính là Tiki. Được thành lập vào năm 2010 cho đến nay Tiki đã trở thành một trong những sàn thương mại điện tử bán lẻ hàng đầu Việt Nam với hàng triệu lượt truy cập mua bán mỗi ngày. Với xu hướng phát triển của thương mại điện tử cùng sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, làm thế nào để Tiki có thể đưa mình phát triển như hiện tại. Hãy cùng iGenZ tìm hiểu chiến lược marketing của Tiki qua bài viết sau đây.
Tìm hiểu tổng quan về Tiki
Công ty cổ phần Tiki được thành lập vào vào tháng 3 năm 2010 bởi ông Trần Ngọc Thái Sơn với xuất phát điểm là một Website bán sách tiếng anh trực tuyến. Được khơi nguồn cảm hứng từ niềm đam mê với những cuốn sách của mình.
Vào tháng 03 năm 2012, Tiki đã được đầu tư bởi quỹ đầu tư CyberAgent Ventures Inc. Với số vốn đầu tư này Tiki đã phát triển được mang lưới khách hàng rộng lớn, cùng với đó là tái cấu trúc các hệ thống kho bãi và nhà cung cấp hàng hóa. Đồng thời công tác tuyển dụng nhân lực chất lượng cao cũng được chú trọng.
Sau 11 năm phát triển Tiki đã được rất nhiều nhà đầu tư rót vốn và trở thành một trong những trang thương mại điện tử bán lẻ đứng thứ 2 tại Việt Nam và thứ 6 Đông Nam Á. Trong đó sách vẫn là một sản phẩm “nhận diện” thương hiệu của doanh nghiệp này.

Vị thế của Tiki trên sàn thương mại điện tử
Được thành lập trên sự truyền cảm hứng của mô hình kinh doanh Amazon cũng giống như Tiki thời điểm ban đầu, xuất phát từ một cửa hàng bán sách online và chính nhà sáng lập – Tỷ phú Jeff Bezos đã từng phải đi giao từng cuốn sách trong thời điểm ban đầu.

Sau đó, Tiki đã quyết định vươn ra ngoài phạm vi của một nền tảng bán sách trực tuyến. Doanh nghiệp 11 tuổi này hiện đang bán rất nhiều sản phẩm thuộc 26 mặt hàng khác nhau. Bên cạnh đó là trên 1,2 triệu đơn vị lưu kho (SKU).
Trong một cuộc phỏng vấn, giám đốc kinh doanh Kartick Naraya của Tiki đã cho biết: “Chúng tôi có khoảng 10.000 đầu sách. Xuất phát từ một nền tảng bán sách trực tuyến, nay chúng tôi bán mọi thứ: từ xe máy, dịch vụ kỹ thuật số như bảo hiểm ung thư, nạp tiền điện thoại và thiết bị gia dụng điện tử”.

Có thể nói, sự chuyển mình từ hình thức B2B (Business to Business) sang mô hình B2C (Business to Customer) đã cho phép rất nhiều doanh nghiệp và đơn vị đăng kí gian hàng cũng như kinh doanh bán hàng trên Tiki một cách hợp pháp. Và tất cả những hoạt động này sẽ phải chịu sự quản lí của các quy định trên kênh thương mại điện tử này.
Từ giữa những năm 2017, Tiki đã phát triển mô hình cốt lõi của mình là B2C, tiếp theo đó là mô hình C2C. Và mô hình Marketplace (Kết hợp B2C và C2C) Tiki có thể cạnh tranh trực tiếp với các nền tảng của Lazada hay Shopee.
Giám đốc kinh doanh Narayan cũng đã tuyên bố Tiki có diện tích phục vụ hoạt động vận đơn lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể hơn 30.000m2 nhà kho và các điểm phân phối được đặt khắp cả nước.
Về mặt công nghệ của mình mình. Khái niệm trang thông tin chi tiết (single detailed page) của website Tiki tập chung hướng đến việc cung cấp trải nghiệm mua sắm liền mạch. Tính năng đó đã góp phần giải quyết vấn đề thị trường hiện nay là một sản phẩm những được bán bởi nhiều nhà bán lẻ khác nhau với mức giá cũng khác nhau. Điều này được Narayan đánh giá là một chiến lược khôn ngoan do tạo nên được sự băn khoăn và so sánh ở nhiều trang TMĐT. Từ đó tạo nên sự then chốt để phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu trong cuộc đua cạnh tranh trên thị trường với các trang thương mại điện tử khác.
Hiện nay Tiki đang đứng thứ hai về số lượng người truy cập trực tuyến vào website tại Việt Nam (chỉ sau Shopee) và là một sàn TMĐT nội địa lớn nhất.

Phân tích chiến lược marketing của Tiki
Phân tích mô hình SWOT
SWOT là một mô hình kinh điển và tuyệt vời dùng để đánh giá hiệu quả của một cá nhân, sản phẩm, chiến dịch hay chiến lược của một công ty, doanh nghiệp. Phân tích SWOT là việc kết hợp của các yếu tố bên trong hay bên ngoài, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu. Và dựa trên sự kết hợp của các chỉ số đánh giá này, chúng ta có một cái nhìn tổng quan hơn về doanh nghiệp.
Phân tích SWOT sẽ gồm 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức) giúp xác định rõ dàng hơn mục tiêu chiến lược, hướng đi cho công ty, doanh nghiệp.
Strengths (Điểm mạnh) – Tiki
Với lịch sử hình thành lâu đời, 11 năm kể từ ngày thành lập vào tháng 3 năm 2010. Tiki đã trở thành một trang web thương mại điện tử với thương hiệu đã in sâu trong tiềm thức của khách hàng Tiki.vn, tạo dựng được niềm tin và trở thành sự lựa chọn hàng đầu mỗi khi mua sắm hay nhắc đến các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam.
Độ nhận diện thương hiệu tốt. Bắt đầu hình hành với công việc kinh doanh sách trực tuyến. Cho đến nay Tiki hiện là nhà bán lẻ trực tiếp đa dạng sản phẩm và sách vẫn là một sản phẩm nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp.

Nguồn lực tài chính mạnh và liên tục được các nhà đầu tư rót vốn. Điển hình là tháng 3/2012 Tiki được ông Soichi Tajima – Chủ tịch kiêm CEO của Quỹ đầu tư CyberAgentVentures Inc đầu tư. Tiếp theo đó vào năm 2016, Tiki tiếp tục được VNG đầu tư với số tiền 384 tỷ đồng tương đương 38% cổ phần. Và gần đây nhất vào năm 2018, Tiki tiếp tục được đầu tư từ JDar Inc – công ty bán lẻ lớn nhất của Trung Quốc với số tiền đầu tư khủng lên tới 1000 tỷ đồng và một số công ty lớn khác cũng đầu tư vào sàn thương mại điện tử này như Công ty STIC Investment của Hàn Quốc với vòng series C trị giá 54 triệu USD.
Đa dạng về sản phẩm – Hiện nay không chỉ kinh doanh sách. Tiki còn kinh doanh rất nhiều sản phẩm khác nhau.
Các chính sách tiện lợi như đổi trả hàng dễ dàng.
Mạng lưới phân phối rộng khắp trên cả nước và giao hàng nhanh chóng. Thời gian giao hàng trung bình trên toàn quốc chỉ 1,6 ngày. Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, khách hàng có thể nhận hàng trong vòng 2 giờ và đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
Tiki luôn cập nhật những xu thế mới nhất và nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng. Từ đó đổi mới và linh hoạt để tương tác tốt với khách hàng. Không ngừng đưa ra những chương trình khuyến mại hấp dẫn và truyền thông đặc biệt nhằm đẩy mạnh sự nhận biết về đa dạng sản phẩm mà trang thương mại điện tử này đang phát triển cụ thể là các sản phẩm gia dụng và công nghệ.
Tiki hiện nay đang chiếm lĩnh thị trường TMĐT tại Việt Nam với việc đứng thứ hai về lưu lượng truy cập website.
Weaknesses (Điểm yếu) – Tiki
Lỗ nặng, các khoản lỗ có xu hướng tăng dần qua các năm. Theo báo cáo tài chính của công ty. Tiki năm 2016 đã thua lỗ 179 tỉ đồng, đến năm 2017 lỗ tiếp 282 tỉ đồng và năm 2018 lỗ 757 tỉ đồng. Và năm 2019 Tiki đã lỗ tới gần 1.800 tỉ đồng.

Tung giá sách ảo, trong các chiến dịch khuyến mại sale sốc lên tới 20% – 50%. Tiki đã đội giá gốc lên để chiết khấu. Chính vì vậy mà người tiêu dùng cũng không hời hơn giá trị thực của sản phẩm là bao nhiêu. Điều này đã mang đến một phản ứng ngược khi không những kích thích tiêu dùng được mà khách hàng luôn hoài nghi và so sánh giá.
Vận chuyển và đặt hàng còn rất nhiều hạn chế và bất cập. Bên cạnh việc có nhiều kho hàng và nhiều chính sách giao hàng. Nhưng lượng hàng hóa ở các kho không đồng đều nên việc đặt hàng lệch thường xuyên diễn ra khiến cho việc người mua sẽ phải đợi lâu từ 3-5 ngày mới nhận được hàng.
Thời gian giao hàng của Tiki còn quá phụ thuộc nhiều vào vị trí giữa các vùng miên.
Sản phẩm còn rất nhiều hạn chế, và chưa thực sự đa dạng
Đối với người bán hàng trên Tiki, thời gian xét duyệt và đăng hàng lâu, mất nhiều thời gian. Cụ thể thời gian đăng hàng lên tới 48h, mất nhiều thời gian xét duyệt và chỉnh sửa hình ảnh, thông tin.
Opportunities (Cơ hội) – Tiki
Hiện nay, thói quen của người dùng đang dần thay đổi. Họ thích mua sắm hàng hóa trên Internet hơn. Đặc biệt với tình hình dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến hết sức phức tạp, mọi người đa số sẽ phải ở trong nhà và thời gian họ hành cho internet cũng nhiều hơn. Đây là một cơ hội rất tuyệt vời cho các sàn thương mại điện tử.

Được rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và hợp tác. Điều này đã mang lại rất nhiều kinh nghiệm và nâng cao vị thế của thương hiệu.
Hình thức Marketplace đã mang đến rất nhiều tiềm năng lớn cho Tiki. Các doanh nghiệp khi đưa sản phẩm của mình lên Tiki có thể chủ động phối hợpcùng Tiki làm markerting, đẩy mạnh việc bán hàng, nhưng cùng với đó là chất lượng sản phẩm phải được kiểm soát bởi hệ thống chuỗi cung ứng – supply chain của Tiki. Bằng cách này, Tiki có thể kiểm soát được chất lượng đầu vào, tăng độ uy tín và tin cậy với khách hàng và có thể thông qua các doanh nghiệp để cộng hưởng cho sàn thương mại điện tử của mình.
Thương mại điện tử hiện này đang thuộc top những ngành nghề được chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện phát triển.
Threats (Thách thức) – Tiki
Nhiều đối thủ cạnh tranh, thương mại điện tử đang bùng nổ và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Chính vì vậy Tiki cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như Shopee, Lazada…
Chính sách về Marketplace: Marketplace mang lại cơ hội lớn cho sự phát triển mới của Tiki, nhưng đây cũng là một thách thức lớn về chất lượng đầu vào sản phẩm, kiểm soát nguồn gốc và xây dựng niềm tin với khách hàng khi thực hiện mô hình marketplace.
Hình thức kinh doanh Online tuy đang phát triển mạnh nhưng bên cạnh đó có rất nhiều rủi ro như lừa đảo, mua hàng kém chất lượng. Chính vì vậy cần tập chung hơn về việc kiểm định chất lượng sản phẩm.

Chi phí bán hàng cao. Do thương mại điện tử là một hình thức bán hàng khá mới ở Việt Nam, chính vì vậy chi phí để duy trì các trang, kho và hỗ trợ khách hàng còn cao. Trong khi đó còn có rủi ro về khách hàng đặt hàng những lại không đặt hàng còn rất lớn và khó giải quyết. Doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn những tổn thất cho việc hoàn trả hàng về, chất lượng hàng hóa khó đảm bảo.
Kết luận
Hiện nay, cuộc chiến trên thị trường Thương mại điện tử đang diễn ra ngày một cạnh tranh và khốc liệt với những ông lớn như Shopee, Lazada… Chính vì vậy Tiki cần nỗ lực nhiều hơn nữa để có những bước đi, phát triển đúng đắn để tồn tại cũng như mang lại sự tin tưởng và lợi ích cho khách hàng.
Xem thêm
- Chiến lược marketing của TH True Milk – Những bước đi vững chãi của “kẻ đến sau”
- Phân tích chiến lược Marketing của Pepsi – Chiến thuật storytelling
- Phân tích chiến lược marketing của Vinamilk – Ông vua ngành Sữa Việt Nam
- Phân tích chiến lược marketing của Phúc Long Coffee & Tea
- Chiến lược marketing của Vietravel – Thương hiệu du lịch hàng đầu Việt Nam
- Phân tích chiến lược marketing của MB Bank