Starbucks là thương hiệu cà phê khá nổi tiếng trên toàn thế giới, có trụ chính tại Seattle, Washington, Hoa Kỳ. Không chỉ vậy, hãng cà phê này còn có hơn 23.000 quán ở 64 quốc gia và vùng lãnh thổ. Để đạt được thành công này, hãng đã áp dụng rất thành công mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter để phân tích mức độ cạnh tranh trong ngành. Từ đó đưa ra những chiến lược marketing phù hợp. Mời các bạn cùng iGenZ phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks qua bài viết sau đây.
Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks – Cạnh tranh trong ngành cà phê
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là một công cụ đơn giản và hiệu quả được sử dụng để phân tích mức độ cạnh tranh trong một ngành. Với mô hình này, doanh nghiệp có thể phân tích vị trí của mình so với các đối thủ cạnh tranh và sức mạnh cạnh tranh của các đối thủ như thế nào.
Từ khả năng thương lượng của các nhà cung cấp đến mối đe dọa tiềm tàng từ các sản phẩm thay thế, mô hình 5 áp lực cạnh tranh được sử dụng để phân tích tất cả các lực lượng có thể có tác động đến vị thế cạnh tranh của một công ty kinh doanh. Đặc biệt, mô hình này trở nên rất phù hợp trong môi trường toàn cầu hoá và trong trường hợp của các doanh nghiệp lớn. Sau đây là mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks trong ngành cà phê.
- Đối thủ cạnh tranh của Starbucks trong ngành
- Quyền thương lượng của khách hàng
- Quyền thương lượng của nhà cung ứng
- Sự đe dọa đến từ sản phẩm thay thế
- Mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới tham gia

Phân tích đối thủ cạnh tranh của Starbucks trong ngành
Áp lực đến từ đối thủ cạnh tranh trong ngành cà phê đối với Starbucks ở mức trung bình đến cao. Bởi vì có sự cạnh tranh độc quyền trong ngành và số lượng doanh nghiệp cạnh tranh để giành thị phần rất lớn. Các rào cản gia thập mới thị trường và xuất cảnh còn nhỏ. Tại thị trường Hoa Kì, thị phần của Starbucks là lớn nhất sau đó là đến các đối thủ cạnh tranh như Dunkin và McCafe… Tuy nhiên, với chất lượng cao cấp và sự khác biệt dựa trên sản phẩm mà Starbucks mang lại đã giúp hãng có một số lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh.
Nhưng sự cạnh tranh trong ngành cà phê vẫn là rất lớn bởi vì có rất nhiều công ty đang cạnh tranh để giành thị phần. Và nhìn chung, luôn có không gian trong ngành cho những doanh nghiệp mới tham gia, điều này làm tăng thêm cường độ cạnh tranh cho ngành vốn dĩ đã rất khốc liệt.
Và Starbucks đã có thể kiểm soát mối đe dọa cạnh tranh đối với mình dựa trên chất lượng cao cấp của sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ khách hàng. Ngoài ra, thương hiệu cà phê toàn cầu đã quản lý xuất sắc chuỗi cung ứng của mình, điều này đã làm giảm vị thế thương lượng của họ. Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh đối với Starbucks cho thấy thương hiệu này vẫn mạnh mẽ chống lại các mối đe dọa cạnh tranh nhờ vào năng lực cốt lõi của mình.
Quyền thương lượng của khách hàng
Khả năng thương lượng của khách hàng đối với Starbucks ở mức trung bình đến thấp. Bởi vì quy mô của các giao dịch mua riêng lẻ là nhỏ và do đó những người mua đơn lẻ không có đủ ảnh hưởng đến thương hiệu. Ngoài ra, thương hiệu cà phê Starbucks có một lượng khách hàng đa dạng. Khách hàng của họ chủ yếu là những người nhạy cảm về chất lượng và sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm chất lượng cao. Tuy nhiên, giá không thể cao quá mức vì khách hàng sẽ bắt đầu so sánh lựa chọn sang những thương hiệu khác có giá rẻ và chất lượng vẫn như vậy. Hơn nữa, sự kết hợp sản phẩm của Starbucks rất đa dạng. Dựa trên tất cả các yếu tố này, quyền thương lượng của khách hàng ảnh hưởng đến Starbucks là thấp.
Quyền thương lượng của nhà cung ứng
Áp lực đến từ các nhà cung cấp đối với Starbucks chỉ từ mức thấp đến trung bình. Starbucks có chính sách đa dạng các nhà cung cấp riêng để lựa chọn nhà cung cấp cho mình. Ngoài ra họ cũng có chính sách tìm những nhà cung cấp chất lượng nhất. Cụ thể Starbucks đang triển khai chính sách phát triển với những người nông dân trực tiếp trồng cà phê trên toàn thế giới mà không thông qua trung gian từ đó giúp họ có quyền kiểm soát cao hơn đối với chuỗi cung ứng của mình. Starbucks đã phát triển mối quan hệ tuyệt vời với cả cộng đồng trồng chè và ca cao để giáo dục họ, về các phương pháp canh tác ca cao tốt hơn và giúp họ thu được lợi nhuận tối đa từ đó. Tất cả những điều này đã làm giảm áp lực lương lượng của các nhà cung cấp. Hơn nữa, số lượng nhà cung cấp nhiều và Starbucks có nhiều cơ hội để lựa chọn.
Sự đe dọa đến từ sản phẩm thay thế
Số lượng sản phẩm thay thế cho cà phê thương hiệu Starbucks là rất cao. Từ nước trái cây đến trà và đồ uống có cồn cũng như không cồn, có một số sản phẩm thay thế có sẵn trên thị trường. Có những quán rượu và nhà hàng cung cấp cả không gian tốt và các sản phẩm chất lượng. Một nguồn đe dọa khác trong lĩnh vực này là các sản phẩm đồ uống mà người tiêu dùng có thể làm ở nhà. Ngoài ra, chi phí chuyển đổi là không đáng kể. Tất cả các yếu tố này làm cho các sản phẩm thay thế trở thành mối đe dọa từ trung bình đến lớn. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm giảm mối đe dọa này ở một mức độ nào đó. Ngoài cà phê chất lượng cao, dịch vụ khách hàng tuyệt vời và bầu không khí tuyệt vời, Starbucks còn bán cà phê đóng gói và máy pha cà phê cao cấp. Chất lượng cao cấp và lòng trung thành với thương hiệu đã làm giảm bớt áp lực của các sản phẩm thay thế ở một mức độ nào đó.
Mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới tham gia
Mối đe dọa của những doanh nghiệp mới gia nhập đối với Starbucks là vừa phải. Rào cản gia nhập thị trường không cao và vốn đầu tư ban đầu để bắt đầu xây dựng một thương hiệu cà phê cũng không cao. Mức độ bão hòa trong ngành ở mức cao vừa phải. Những người mới tham gia có thể cạnh tranh với các thương hiệu như Starbucks ở cấp địa phương. Tuy nhiên, khả năng thành công của họ vẫn ở mức thấp đến trung bình. Starbucks đã chiếm được thị phần lớn dựa trên cơ sở hạ tầng, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, chi phí chuyển đổi thấp, các thương hiệu mới có thể thu hút khách hàng bằng cách sử dụng giá thấp hơn. Vì vậy, mối đe dọa của những người mới tham gia vẫn còn. Tuy nhiên, nó bị giảm nhẹ ở mức độ lớn bởi hình ảnh thương hiệu, thị phần và các yếu tố khác như lòng trung thành với thương hiệu.
Một yếu tố quan trọng mang lại lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu Starbucks là khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu và nhà cung cấp. Là một thương hiệu lớn có tiềm lực tài chính, Starbucks có khả năng tiếp cận cà phê chất lượng tốt hơn và một số lượng lớn hơn các nhà cung cấp trên toàn cầu. Tất cả những yếu tố này góp phần kiểm soát những áp lực của các doanh nghiệp mới tham gia đem lại Mối đe dọa đã tăng lên ở một mức độ nào đó do sự gia nhập của McDonalds trong đường dây này thông qua McCafe.
Kết luận
Như vậy, qua phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Starbucks cho thấy, thương hiệu này vẫn mạnh mẽ chống lại những áp lực cạnh tranh nhờ năng lực cốt lõi của mình. Thương hiệu cà phê này có thể kiểm soát mối đe doạ cạnh tranh của mình dựa trên chất lượng của sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ khách hàng. Ngoài ra thương hiệu cà phê toàn cầu đã quản lý xuất sắc chuỗi cung ứng của mình, điều này đã làm giảm vị thế thương lượng của những nhà cung cấp. Nhìn chung, Starbucks đã có được một số năng lực xuất sắc và xây dựng một thương hiệu mạnh mang lại lợi thế cạnh tranh trong ngành và kiểm soát những lực lượng này.
Xem thêm:
- Phân tích chi tiết mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple
- Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Samsung
- Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk
- Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola
- Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của PepsiCo