Unilever là một tập đoàn đa quốc gia của Anh chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm… Đây là một trong những công ty đa quốc gia lâu đời nhất được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1929. Hiện nay các sản phẩm của Unilever được phân phối và sử dụng tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Unilever sở hữu hơn 400 nhãn hàng, trong số đó có thể kể đến những sản phẩm nổi tiếng toàn cầu như OMO, Surf, Dove, Knorr, Comfort, Hazeline, Clear, Pond’s, P/S, Close Up, Vim, Cif, Sunsilk, Sunlight, Lipton, TRESemmé và Lifebuoy. Mời các bạn cùng iGenZ phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Unilever qua bài viết sau đây.
Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Unilever
Phân tích đối thủ cạnh tranh của Unilever trong ngành
Có thể nói, sự cạnh tranh trong ngành hàng tiêu dùng là rất gay gắt và khốc liệt gây ra một áp lực rất lớn đối với Unilever. Công ty phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh như Johnson & Johnson, Procter & Gamble (P&G), Nestlé, Colgate-Palmolive, Kraft Foods, Mars Incorporated, Reckitt Benckiser và Henkel, đây đều là những đối thủ cạnh tranh lớn. Hơn nữa, chi phí chuyển đổi giữa các sản phẩm lại thấp và người tiêu dùng dễ dàng chuyển đổi từ hãng này sang hãng khác. Chính vì vậy, áp lực đến từ đối thủ cạnh tranh của Unilever trong ngành là lớn.
- Số lượng công ty cạnh tranh cao (Áp lực lớn)
- Tính cạnh tranh quyết liệt của các công ty (Áp lực lớn)
- Chi phí chuyển đổi thấp (Áp lực lớn)
Quyền thương lượng của khách hàng
Chi phí chuyển đổi giữa các sản phẩm là thấp giúp người tiêu dùng dễ dàng chuyển từ sản phẩm của Unilever sang sản phẩm của công ty khác. Yếu tố này đã khiến cho áp lực đến từ quyền thương lượng của khách hàng đối với doanh nghiệp là lớn. Không chỉ vậy, hiện nay người tiêu dùng có thể tìm kiếm đầy đủ thông tin để so sánh giữa các sản phẩm thông qua internet, điều này cũng tác động mạnh đến Unilever. Ngoài ra, quy mô nhỏ của việc mua hàng cá nhân không tác động nhiều đến lợi nhuận của công ty. Qua đây ta có thể thấy rằng, áp lực của quyền thương thượng của khách hàng là một trong những lực lượng mạnh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng tiêu dùng của Unilever.
- Chi phí chuyển đổi thấp (Áp lực mạnh)
- Chất lượng thông tin cao (Áp lực mạnh)
- Quy mô người mua cá nhân nhỏ (Áp lực yếu)
Quyền thương lượng của các nhà cung cấp
Các nhà cung cấp có tầm quan trọng đáng kể trong quá trình sản xuất, sự sẵn có của nguyên liệu thô. Chúng là những yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng vừa phải đến môi trường của doanh nghiệp. Unilever có quy mô lớn các nhà cung cấp từ khắp nơi trên thế giới có thể cung cấp đầy đủ nguyên liệu thô tại thời điểm yêu cầu và họ cũng có hợp đồng dài hạn.
Trong khi Unilever có các nhà cung cấp lớn như các công ty nước ngoài cung cấp giấy và dầu, thì các nhà cung cấp trung bình lại có quy mô vừa phải. Yếu tố bên ngoài này tác động một lực lượng vừa phải lên môi trường ngành hàng tiêu dùng. Ngoài ra, số lượng nhà cung cấp vừa phải cho phép họ tạo ra ảnh hưởng đáng kể nhưng hạn chế đối với các công ty như Unilever. Tương tự, mức độ trung bình của nguồn cung tổng thể làm tăng thêm ảnh hưởng đáng kể nhưng hạn chế đó của các nhà cung cấp. Ví dụ, bất kỳ sự thay đổi nào của nhà cung cấp trong trình độ sản xuất đều dẫn đến sự thay đổi đáng kể nhưng hạn chế về sự sẵn có của nguyên liệu thô được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của Unilever. Các doanh nghiệp khác trong ngành cũng bị ảnh hưởng tương tự.
- Quy mô vừa phải của các nhà cung cấp riêng lẻ (Áp lực vừa phải)
- Số lượng nhà cung cấp vừa phải (Áp lực vừa phải)
- Nguồn cung tổng thể vừa phải (Áp lực vừa phải)
Mối đe doạ từ các sản phẩm thay thế
Chi phí chuyển đổi thấp giúp người tiêu dùng dễ dàng chuyển qua sử dụng các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm của Unilever. Yếu tố này tác động mạnh đến công ty và ngành hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, tác động này là còn yếu do tính sẵn có của các sản phẩm thay thế thấp. Ví dụ, bạn có thể dễ dàng tiếp cận kem đánh răng Close-Up của Unilever từ các cửa hàng tạp hóa hơn là mua các sản phẩm thay thế như kem đánh răng hữu cơ tự làm. Khi so sánh tương quan đối với các sản phẩm thay thế, hầu như các sản phẩm thay thế đều có hiệu quả thấp hơn trong khi đó sự chênh lệch về giá là tối thiểu hoặc không đáng kể khi so sánh với các sản phẩm sẵn có trên thị trường. Điều kiện này làm cho các sản phẩm của Unilever trở nên hấp dẫn hơn các sản phẩm thay thế, do đó làm suy yếu đi áp lực của các sản phẩm thay thế đối với công ty.
- Chi phí chuyển đổi thấp (áp lực mạnh)
- Khả năng thay thế thấp (áp lực yếu)
- Tỷ lệ hiệu suất trên giá của sản phẩm thay thế thấp (áp lực yếu)
Mối đe doạ từ những doanh nghiệp mới tham gia
Chi phí chuyển đổi thấp cho phép những doanh nghiệp mới tham gia gây ra một áp lực mạnh mẽ đối với Unilever. Ví dụ, người tiêu dùng có thể dễ dàng quyết định dùng thử sản phẩm mới của các hãng mới. Tuy nhiên, để xây dựng những thương hiệu mạnh như Unilever thì rất tốn kém. Yếu tố này làm giảm đi áp lực đến từ các doanh nghiệp mới. Đồng thời, Unilever tận dụng lợi thế của quy mô kinh tế cao, hỗ trợ giá cả cạnh tranh và hiệu quả tổ chức cao mà các công ty mới thường thiếu. Kết quả là, công ty vẫn mạnh dù có những người mới gia nhập. Dựa trên các yếu tố này, mối đe doạ đến từ việc gia nhập mới là không đáng kể trong môi trường ngành của Unilever.
- Chi phí chuyển đổi thấp (Áp lực mạnh)
- Chi phí phát triển thương hiệu cao (Áp lực yếu)
- Quy mô kinh tế cao (Áp lực yếu)
Kết luận
Như vậy, qua phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Unilever chúng ta có thể thấy được những áp lực có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ngành. Các nhà chiến lược có thể dựa vào đây để đưa ra những phương án chiến lược hiệu quả.
Xem thêm: