Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael E. Porter là một trong những công cụ đơn giản và hiệu quả được sử dụng phổ biến để phân tích vị thế cạnh tranh của các công ty cũng như mức độ cạnh tranh trong một ngành cụ thể. Sau đây mời các bạn cùng iGenZ phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Google, để xem “Gã khổng lồ công nghệ” này có những lợi thế cạnh tranh gì trong một ngành ngày càng phát triển và cạnh tranh gay gắt hiện nay.
Giới thiệu về Google
Google LLC là một công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Mountain View, California được thành lập vào năm 1998 bởi Larry Page và Sergey Brin. Công ty chuyên về các dịch vụ và sản phẩm liên quan đến Internet, bao gồm các công nghệ quảng cáo trực tuyến, công cụ tìm kiếm, điện toán đám mây, phần mềm và phần cứng.
Https://www.google.com là trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới.Ngoài ra một số dịch vụ khác của Google cũng nằm trong top 100 trang web được truy cập nhiều nhất trên thế giới có thể kể đến như YouTube và Blogger. Tính đến năm 2017, Google là thương hiệu có giá trị nhất thế giới.
- Loại hình: Công ty cổ phần
- Ngành nghề: Internet, Phần mềm máy tính, Thiết bị viễn thông
- Thành lập: 1998, tại Menlo Park, California, Hoa Kỳ
- Trụ sở chính: Mountain View, California, California, Hoa Kỳ
- Nhân viên chủ chốt: Larry Page (Cùng giữ vị trí CEO và Chủ tịch hội đồng quản trị), Eric Schmidt (Đồng Chủ tịch hội đồng quản trị và cựu CEO), Sergey Brin (Giám đốc Google X và các dự án đặc biệt), Ruth Porat (Giám đốc tài chính), Sundar Pichai (Giám đốc mảng sản phẩm)
- Website: www.google.com
Trụ sở chính của Google (Ảnh. Internet)
Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Google
Phân tích đối thủ cạnh tranh của Google
Qua phân tích đối thủ cạnh tranh, ta có thể thấy Google phải đối mặt với áp lực cạnh tranh của các đối thủ trong ngành là rất lớn. Theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter, sự cạnh tranh hạn chế sự phát triển của các công ty trong ngành công nghệ và dịch vụ trực tuyến. Và các đối thủ cạnh tranh của Google trải dài từ rất nhiều ngành khác nhau.
Dịch vụ tìm kiếm trên Internet toàn cầu: Trong dịch vụ tìm kiếm Internet, Google được coi là người đứng đầu trên thị trường với đông đảo rất nhiều người dùng tin tưởng và sử dụng. Để đạt được những thành công đó, thì Google đã phải vượt qua rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường như Microsoft Bing, Yahoo, DuckDuckGo, Blekko, Wolfram Alpha,… Google hiện đang chiếm 80% thị phần trên thị thường tìm kiếm Internet thế giới. Hãng được đánh giá là công cụ tìm kiếm có nhiều mục đích sử dụng nhất, bạn hoàn toàn có thể được sử dụng kết hợp với các công cụ khác nhau trên Google.
Dịch vụ video trực tuyến: Youtube – Một sản phẩm dịch vụ chia sẻ video của Google đã được trang bị phiên bản subscription trả phí, hiện đang phải cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ như Facebook, Netflix, Amazon và Hulu.
Dịch vụ trợ lý ảo: Khi nhắc đến dịch vụ trợ lý ảo của Google, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến Google Assistant – Trợ lú ảo giọng nói được đồng bộ vào các thiết bị Android. Và tất nhiên đây không phải là dịch vụ trợ lý ảo duy nhất. Chính vì vậy, nó phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ như Siri của Apple, Alexa của Amazon và Cortana của Microsoft. Trong khi đó, Facebook cũng cung cấp dịch vụ tương tự qua ứng dụng Messenger.
Dịch vụ điện toán đám mây: Để có thể phủ sóng nền tảng đám mây của mình, Google chắc chắn sẽ phải đương đầu với Amazon và Microsoft. Đây là hai gã khổng lồ đang thống trị thị trường điện toán cũng như giới khách hàng doanh nghiệp. Đây cũng là một khó khăn rất lớn của Google.
Sản phẩm điện tử tiêu dùng: Không chỉ chuyên về phần mềm. Google còn muốn xâm nhập vào cả thị trường sản xuất điện thoại thông minh với sản phẩm Pixel của mình. Hãng đã đầu tư khá mạnh vào các hoạt động phát triển cũng như quảng bá cho sản phẩm này. Tuy nhiên đây cũng không phải là một lĩnh vực dễ dàng với rất nhiều đối thủ cạnh tranh rất mạnh trên toàn thế giới điển hình như Apple, Samsung và hiện này là những hãng công nghệ mới nổi được đầu tư và hỗ trợ mạnh mẽ đến từ Trung Quốc như Huawei, Xiaomi, Oppo…
Chính vì vậy, để có thể cạnh tranh được với những đối thủ cạnh tranh trên toàn thị trường thì Google phải tìm cho mình một chiến lược phát triển phù hợp như tập trung vào việc liên tục cải tiến các sản phẩm và dịch vụ của mình để cung cấp chất lượng dịch vụ cao hơn cho người dùng.
Dịch vụ tìm kiếm của Google (Ảnh. Internet)
Quyền thương lượng từ khách hàng
Áp lực đến từ quyền thương lượng của khách hàng cá nhân đối với Google là rất thấp. Hiện nay có hàng tỷ người dùng trên khắp thế giới đang hàng ngày sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của Google. Hơn nữa các dịch vụ của Google như Gmail, Chrome và Google tìm kiếm chiếm thị phần lớn nhất so với các đối thủ, hơn nữa đây là những dịch vụ rất phổ biến và được rất nhiều người sử dụng. Họ không thể thay đổi thói quen của mình trong thời gian ngắn.
Trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số cũng vậy, Google chiếm thị phần lớn nhất trên thế giới. Ngoài một số thương hiệu lớn chi nhiều tiền cho quảng cáo và nằm trong số những người mua dịch vụ quảng cáo lớn nhất, các doanh nghiệp hoặc người mua nhỏ hơn không có quyền thương lượng đối với công ty
Lý do chính khiến khả năng thương lượng của khách hàng đối với Google thấp là do số lượng khách hàng của Google là rất lớn. Nếu có ít khách hàng hơn so với các nhà cung cấp/người bán như Google, thì khả năng thương lượng của khách hàng sẽ cao hơn.
Quyền thương lượng từ các nhà cung cấp
Áp lực đến từ quyền thương lượng của các nhà cung cấp đối với Google thấp. Trước hết, Google không phải là một công ty kinh doanh phần cứng như Apple. Goolge chủ yếu là một doanh nghiệp phần mềm hoặc nhà cung cấp các dịch vụ trực tuyến chính bao gồm quảng cáo kỹ thuật số, dịch vụ tìm kiếm và các dịch vụ trực tuyến khác.
Hầu hết các dịch vụ mà Google cung cấp đều được xây dựng trong nhà với sự trợ giúp của các nhà phát triển của Google và các công nghệ tiên tiến mà Google đã sở hữu. Vì vậy, về tổng thể, các nhà cung cấp đóng một vai trò rất hạn chế trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chính do Google tạo ra. Điều này cũng hạn chế chi phí hoạt động của Google và giúp Google đạt được tỷ suất lợi nhuận hoạt động cao hơn.
Nhìn chung, quyền thương lượng của các nhà cung cấp cung cấp các nguyên liệu cho một số sản phẩm phần cứng mà Google sản xuất như Chromebook hoặc điện thoại thông minh cũng như một số nguyên liệu để cung cấp dịch vụ của Google trên toàn thế giới cũng là rất thấp.
Sự đe dọa đến từ các sản phẩm thay thế
Áp lực từ sự đe dọa của các sản phẩm thay thế đối với Google là rất thấp. Có rất ít doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương tự. Ngoài ra, chất lượng của các sản phẩm do Google cung cấp nhìn chung là tốt hơn đáng kể so với các đối thủ cạnh tranh.
Google là một thương hiệu công nghệ có tính sáng tạo cao, vì vậy các sản phẩm và dịch vụ của Google không chỉ có chất lượng tốt hơn mà còn phù hợp hơn về mặt sử dụng. Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế cho Google chủ yếu đến từ 4 thương hiệu công nghệ lớn gồm Facebook , Amazon , Microsoft và Apple.
Mặc dù Microsoft là đối thủ cạnh tranh hàng đầu trong lĩnh vực tìm kiếm, nhưng nó vẫn chiếm thị phần nhỏ hơn nhiều so với công cụ tìm kiếm của Google. Facebook là một trong những đối thủ hàng đầu của Google khi cung cấp các sản phẩm thay thế trong quảng cáo kỹ thuật số. Tuy nhiên, một lần nữa, thị phần của Google trong doanh thu quảng cáo kỹ thuật số lớn hơn nhiều so với Facebook.
Mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế cao hơn trong ngành công nghiệp đám mây nơi AWS và Azure cung cấp nhiều loại sản phẩm thay thế và cũng có lượng khách hàng lớn so với Google. Đây là lĩnh vực chính có mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế đối với Google. Để giảm rủi ro về các sản phẩm thay thế hơn nữa, công ty phải cố gắng đa dạng hóa sang các lĩnh vực mới hơn.
Mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới tham gia
Mối đe dọa từ những doanh nghiệp mới tham gia là rất thấp. Có thể dễ dàng thấy rằng bất kỳ người mới nào trong ngành đều không thể đạt được chỗ đứng hoặc thị phần đáng kể trong các lĩnh vực mà Google đang hoạt động.
Chỉ những doanh nghiệp lớn và hàng đầu như Microsoft, Apple, Amazon hay Facebook mới có thể cạnh tranh với quy mô và tầm cỡ của Google. Đối với bất kỳ doanh nghiệp mới nào, việc đạt được quy mô và quy mô tương đương hoặc thậm chí đáng kể so với Google trong ngành quảng cáo kỹ thuật số và đám mây là điều rất khó có thể sảy ra.
Bất kì một doanh nghiệp nào khi muốn tham gia vào ngành sẽ cần phải đầu tư với nguồn vốn rất lớn. Bên cạnh đó là rất nhiều thời gian để có thể xây dựng hình ảnh trong mắt khách hàng và giành được một thị phần nhỏ. Ngoài ra việc tìm kiếm sự tăng trưởng trong ngành công nghệ cũng đòi hỏi một khoản đầu tư đáng kể vào nguồn nhân lực và các thương hiệu như Google khá tích cực trong việc bảo vệ thị phần và vị trí dẫn đầu của họ.
Mạng lưới luật ngày càng phát triển cũng đóng vai trò như một sự ngăn cản đối với những người mới đang cố gắng tham gia vào ngành. Ngoài ra, việc giành được lòng trung thành của khách hàng trong ngành không phải là điều dễ dàng.
Kết luận
Như vậy, qua việc phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Google. Các nhà quản trị có thể đánh giá một cách tổng quan và dễ dàng những yếu tố gì đang ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trong ngành của công ty. Từ đó có những giải pháp, chiến lược phù hợp đưa công ty phát triển.
Xem thêm:
- Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của PepsiCo
- Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Unilever
- Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Apple
- Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Vinamilk